Bí mật từ Bí Đỏ có thể bạn chưa biết

Rate this post

CÂY BÍ ĐỎ

  1. Cành mang hoa cái;
  2. Hoa đực; 3. Quả

Tên khác: Bí ngô, Bí rợ, Bầu rỡ, Má ủ (Thái).

Tên khoa học: Cucurbita pepo L., thuộc họ Bầu bí – Cucurbitaceae.

Mô tả: Có thân mọc bò hay leo nhờ tua cuốn, có lá chia thùy hay chia cắt nhiều thành thùy với mặt lá lởm chởm lông nên rất ráp, nhám, quả thường dài, có lông như gai, cuống quả có 5 cạnh, không phình rộng ở chỗ đính. Cây gốc ở châu Phi nhiệt đới, được trồng nhiều và có nhiều giống trồng.

Một loài khác hay gọi là Bí đỏ, Bí rợ – Cucurbita maxima Duch – cũng là cây thảo hằng năm, mọc khỏe, có tua cuốn, lá to, ít ráp, nhám hơn, khía cạnh hay không khía, cuống quả không có cạnh, quả rất to, có thể nặng tới 50kg. Cây gốc ở miền nhiệt đới châu Á.

Còn một loại Bí đỏ thơm – Cucurbita moschata Duch – cũng là cây thảo hằng năm, có lá bóng, hình tim, tù, có răng, các thùy hình góc, màu lục

thẫm thường có đốm trắng, cuống quả có rãnh, phình rộng ở chỗ đính, quả thường dài hình trụ hoặc hình chùy, vỏ quả màu lục đen, vàng, hay đỏ, thịt quả có nhiều bột. Cây gốc ở vùng Tây Á, hiện cũng được trồng nhiều ở Việt Nam.

Ở nước ta thường nói nhiều đến loài đầu tiên với tên gọi chung là Bí ngô, Bí đỏ, Bí rợ, Bù rợ. Bí ngô được trồng ở các vùng đất bãi ven sông, trên các nương rẫy. Đồng bào dân tộc thường trồng nhiều. Các ngọn non và hoa của cây Bí ngô và Bí đỏ thường được sử dụng để làm rau ăn. Nên hái hoa thật sớm vì khi ánh mặt trời chiếu lên trên cây thì hoa héo ngay, chỉ nên lấy hoa đực, hoa cái để lại để kết thành quả. Hái hoa hoặc ngọn non của các chồi cũng nên để ở chỗ mát để giữ cho rau lâu héo. Khi làm rau phải tước bỏ vỏ ngoài của cây hay cuống hoa vì có lông. Người ta thường dùng hoa Bí và ngọn non để luộc chấm với nước cá kho, tôm khô hay thịt kho hoặc xào với tỏi. Quả Bí ngô còn non thường được dùng để xào hoặc nấu canh với tôm khô, thịt nạc, cũng có thể nấu với nước cốt dừa và lạc. Quả bí già chủ yếu dùng để xào hoặc nấu canh.

Thành phần hóa học và dinh dưỡng:

Thành phần hóa học của Bí ngô Việt Nam như sau:

Trong dây, lá: nước 86,6%, protein 3,8%, cellulose 1,9%, dẫn xuất không protein 3,3%, khoáng toàn phần 2,6%; Trong quả: nước 75,2%, protein 1,6%, cellulose 1,9%, dẫn xuất không protein 19,7%, khoáng toàn phần 1,2%. Quả Bí đỏ còn chứa một số axit amin như leucin, tyrosin, peporesin và các vitamin B, tiền vitamin A, vitamin PP, vitamin C.

Bộ phận dùng: Lá, hoa, quả, hạt.

Tính vị: Ngọt. Tác dụng: Giải nhiệt, giải khát, nhuận tràng, lợi tiểu. Chủ trị: Phòng bệnh viêm não, viêm màng não, viêm đường tiết niệu, bệnh trĩ, viêm mật, kiết lỵ, mất ngủ, suy nhược cơ thể, suy thận. Trị giun sán. Trị ho.

Món Ăn, Thức Uống, Bài Thuốc Có

  1. Phòng bệnh viêm não, viêm màng não: Bí ngô, Đậu xanh, Đậu đỏ, Đậu đen, Lạc, Gạo nếp. Lượng vừa đủ, sắc uống.
  2. Trị bỏng, các chứng viêm, áp xe, hoại thư, lão suy: Bí ngô tươi. Giã nhuyễn, đắp ngoài.
  3. Trị giun sán: Hạt Bí ngô. Rang ăn cho đến no, chán, rồi uống nhiều nước pha muối magiê sunfat cho đi ngoài để trừ giun sán.
  4. Tẩy giun sán: Chiều hôm trước ăn nhẹ, hoặc dùng thuốc tẩy nhẹ để sáng hôm sau uống thuốc tẩy giun bằng hạt Bí ngô theo một trong 2 cách sau:

– Lấy hạt Bí ngô, bóc bỏ vỏ cứng, để nguyên màng xanh ở trong, dùng 100g nhân giã nhỏ, chế vào 60ml nước, thêm 60g mật mía hoặc đường, trộn đều, ăn vào lúc tang tảng sáng, lúc đói bụng (ăn hết một lúc), nằm nghỉ 3 giờ, sau uống thuốc tẩy muối magiê sunfat, cho bệnh nhân ngồi đi ngoài vào trong chậu nước ấm để tẩy bỏ giun sán.

– Lấy hạt Bí ngô cả vỏ 300g đem xay hoặc giã nhỏ, cho 600ml nước, đun cách thủy trong 2 giờ, lọc bỏ bã và vớt lớp váng ở trên, hòa thêm ít đường, uống hết trong nửa giờ, nằm nghỉ trong 3 giờ, sau đó uống thuốc tẩy muối magiê sunfat, cho bệnh nhân đi ngoài vào trong chậu nước ấm để tẩy bỏ

giun sán.

  1. Chữa u xơ tiền liệt tuyến: Trong Bí đỏ có chứa deta-7-phytosterol. Chất này ức chế enzym reductase khi có trong cơ thể sẽ biến testosterone thành dihydrotestosterone, hoạt chất kích thích tiền liệt tuyến sưng to và ức chế nang tóc gây ra bạc tóc, rụng tóc. Deta-7-phytosterol còn ngăn ngừa xơ vữa động mạch, làm giảm cơ trơn thành

mạch của tuyến tiền liệt và của bàng quang, giúp giảm tắc nghẽn niệu đạo do phì đại tiền liệt tuyến, làm giảm số lần đi tiểu đêm, giảm thể tích nước tiểu tồn dư, cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu són, khó tiểu và giảm tình trạng kích thích quá mức của bàng quang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *